-
-
-
Total:
-
Atomic Habits
09/11/2021
Rin
𝑇𝑖𝑛𝑦 𝑐ℎ𝑎𝑛𝑔𝑒𝑠 𝑎𝑑𝑑 𝑢𝑝 𝑜𝑣𝑒𝑟 𝑡𝑖𝑚𝑒 💡
NO. 1
Một cuốn sách đáng đọc
Xuất bản vào cuối năm 2018, đến nay, Atomic Habits vẫn đứng đầu nhiều bảng xếp hạng uy tín.
Nếu bạn là một người đang ở trong “vòng lặp” giống Seo, chưa vượt qua được bản thân để học 1 kĩ năng mới hay tập thể dục đều đặn, thì, mình nghĩ, cuốn sách này là dành cho bạn!
Với 4 nội dung chính: (1) thuyết phục rằng những thói quen lớn cần bắt đầu từ những điều nhỏ nhất (2) có một hệ thống làm việc tốt sẽ tối ưu hơn một mục tiêu lớn (3) cách để dựng xây những thói quen tốt (4) quả ngọt nếu duy trì những điều tốt phía trên.
Ở mỗi chương sách, việc James làm không phải là vứt cho chúng ta một mớ bòng bong lý thuyết suông, mà mỗi bài học đều được thuyết phục bằng những ví dụ từ thực tế, của những người xung quanh hoặc đôi khi sẽ đến từ chính trải nghiệm của tác giả.
NO. 2
1% mỗi ngày
Compounding interest được Einstein gọi là “kỳ quan thứ 8” của thế giới. Tại sao vậy?
Thử tưởng tượng bản thân chúng ta, mỗi ngày tốt hơn hôm trước 1%, với mỗi ngày biếng nhác, chai lì đi 1% “If you can get 1% better each day for one year, you’ll end up 37 times better by the time you are done. Conversely, if you get 1% worse each day for one year, you’ll decline nearly down to zero.”
Kết quả của những thói quen có khi sẽ phải mất tới hàng năm trời, “If you save a little money now, you are still not a millionaire. If you go to the gym 3 days in a row, you’re still out of shape. If you study Mandarin tonight, you still haven’t learnt the language.”.
NO. 3
Tin vào sức mạnh của 1%
Phép so sánh giữa thay đổi thói quen và thay đổi đường bay thế này: việc chuyển mình một chút về phía Nam, thay đổi cho dù cực nhỏ (một vài độ) cũng có thể khiến cho máy bay hạ cánh tại Los Angeles, thay vì New York, đã chỉ ra tầm quan trọng của 1% đối với cả quá trình.
Và bởi vì những sự thay đổi bền vững cần thời gian (“outcomes delayed”), vậy nên mọi người rất dễ cảm thấy nản và bỏ cuộc trước khi bản thân hoàn toàn nắm giữ những thói quen tốt. Vạn sự khởi đầu nan, việc gì cũng khó khi chúng ta bắt đầu, nhưng nếu kiên trì và tin tưởng vào quyết định của bản thân thì chắc chắn sẽ "có quả ngọt".
Tài sản là kết quả của tích luỹ. Cân nặng là kết quả của thói quen ăn uống, vận động. Cũng như mọi thứ bạn sở hữu, cũng là công sức và quá trình của biết bao con người (từng cái áo, cái quần, hay cây bút chì).
Thời gian sẽ trả lời cho bạn các câu hỏi; thời gian với những người trân quý nó sẽ là đồng minh; còn những người không trân trọng sẽ coi nó là kẻ thù.
NO. 4
Hệ thống tốt > Mục tiêu lớn
“Winner and loser have the same goal.”
Bất cứ vận động viên Olympic nào cũng có chung 1 mục tiêu là đạt được huy chương vàng, nhưng luôn chỉ có 1 người chiến thắng duy nhất, vậy thì “mục tiêu” không phải điều làm nên sự khác biệt giữa người thắng và thua cuộc.
Mục tiêu chỉ là mục đích, nguồn cảm hứng và động lực ban đầu, gọi là initial energy.
Nhưng để có thể bền lâu với những mục tiêu ấy thì thực tế, tạo lập một hệ thống và vận hành nó trơn tru mới thật sự giúp ích. Khi những thói quen được vận hành trơn tru và trở nên hiển nhiên như thói quen đánh răng rửa mặt hằng ngày thì mọi thứ sẽ luôn diễn ra theo cách mà chúng vốn như vậy, sẽ không cảm thấy gượng ép và những lần “mất động lực” không còn là vấn đề lớn nữa. Đôi khi việc tạo ra mục tiêu và áp lực về việc không đạt được kết quả còn đáng sợ hơn chính bản thân việc thất bại. Điểm khác biệt lớn nhất giữa đặt ra mục tiêu và xây dựng hệ thống chính là: “The purpose of setting goals is to win the game. The purpose of building systems is to continue playing the game.”.
NO. 5
4 định luật cơ bản của thói quen
Cue ‑ tạo những gợi nhắc quen thuộc: khi muốn tạo một thói quen tốt mới, ví dụ như deep work thì ta có thể gắn nó với việc đeo headphones. Tự tạo cho bản thân lối suy nghĩ rằng khi đeo tai nghe chính là lúc mình sẽ bắt đầu deep work trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp việc deep work trở thành thói quen dễ dàng hơn.
Craving: chúng mình hay thích những điều hấp dẫn nên có thể giúp bản thân bằng việc biến công việc mình đang làm trở nên hấp dẫn, như là tạo ra phần thưởng sau mỗi session làm việc tập trung cực kì cao độ chẳng hạn.
Respond: đây là giai đoạn thật sự cần chúng ta hành động. Vì thế, theo lời khuyên của James, hãy “make it easy.” Chẳng phải những thói quen như lướt điện thoại, cứ thế mà rất dễ dàng hình thành hay sao? Điều này nằm ở chỗ những việc như lướt điện thoại cảm tưởng rất đơn giản. Do vậy, James nghĩ rằng muốn đạt được những thói quen tốt thì cần biến chúng trở nên đơn giản hơn, dễ áp dụng hơn. “Đơn giản”, theo tác giả không phải là chọn những việc dễ dàng hơn, mà là biến những việc khó khăn trở nên thật dễ với bản thân. Hình thành một thói quen mới đã là một việc khó, chúng ta không nên tạo thêm chướng ngại vật cản trở ta tới với những thói quen ấy.
Rewards: khiến cho bộ não cảm thấy việc mình đang làm có ý nghĩa, và thực sự thoả mãn sau mỗi lần hoàn thành những công việc ấy.
NO. 6
Sau tất cả
Những điều Atomic nhắc tới không phải là những điều mới, nhưng những trải nghiệm của James khiến mình nhận ra nhiều điều 🔧💰🕰
** Bài viết thuộc bản quyền của The Bookshelf Hanoi, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức. **