How to Love – Học cách để yêu thương.

20/12/2021
Rin

“How to Love” là cuốn sách được viết bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh nằm trong loạt bài hướng dẫn về cách thực hành chánh niệm. Thầy đã tự đúc rút được những kĩ thuật chánh niệm từ cuộc đời tu hành đầy chông gai. 

Trước hết, tại sao chúng ta lại yêu thương một ai đó?

Tình yêu - đẹp đẽ và say đắm, làm đau lòng và tan nát cả tâm hồn. Tại sao con người lại muốn đẩy chính mình vào vòng xoáy tâm trạng ấy? Phải chăng tình yêu khiến cuộc sống có ý nghĩa, hay đó chỉ là lối thoát cho sự cô đơn và đau khổ?

Nhà triết học Hy Lạp cổ Plato khám phá ý tưởng cho rằng ta yêu thương ai đó là để trở nên trọn vẹn hơn. Trong "Symposium", ông viết về một buổi ăn tối, ở đó có Aristophanes, ông này là một nhà soạn hài kịch, kể cho các vị khách nghe câu chuyện dưới đây: con người trước đây có bốn tay, bốn chân và hai khuôn mặt. Một ngày nọ, họ làm các vị thần nổi giận, và thần Zeus đã chém họ làm hai. Kể từ đó, mỗi người đều bị thiếu mất một nửa bản thân mình. Tình yêu chính là khao khát tìm ra tri kỷ, một người giúp ta thấy mình trọn vẹn, hay, ít nhất, đó là điều Plato tin rằng một diễn viên hài sẽ nói ở một buổi tiệc.

(Tình yêu giúp chúng ta trở nên trọn vẹn hơn)

Rất lâu sau đó, một triết gia người Đức tên là Arthur Schopenhauer lập luận rằng tình yêu dựa trên dục vọng chỉ là một ảo tưởng khoái lạc. Ông gợi ý rằng chúng ta yêu vì những khát khao khiến ta tin rằng người kia sẽ mang lại hạnh phúc cho ta, thực ra ta đã quá sai lầm. Tự nhiên lừa ta thực hiện việc sinh đẻ, và sự kết hợp yêu thương mà ta tìm kiếm chỉ được trọn vẹn khi ta có con cái. 

(Nghe giống như ai đó đang cần được ôm.)

Theo triết gia người Anh đoạt giải Nobel Bertrand Russell, ta tìm đến yêu thương là để thỏa mãn các khát khao tâm sinh lý. Con người được tạo ra là để sinh đẻ nhưng nếu không cảm nhận hạnh phúc từ một tình yêu say đắm thì nỗi sợ về một thế giới lạnh lùng, tàn nhẫn bắt buộc chúng ta phải dựng lên vỏ bọc để bảo vệ và tự cô lập chính mình. Niềm vui, sự thân mật và sự ấm áp có được từ tình yêu giúp ta vượt qua nỗi sợ. Tình yêu làm phong phú con người chúng ta, đó là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống.

Tình yêu là nỗi đau khổ được ngụy trang. Siddhārtha Gautama, người trở thành Đức Phật, hay còn gọi Đấng Giác Ngộ, có thể đã có một vài điều tranh cãi lý thú với Russell. Đức Phật cho rằng chúng ta yêu là vì ta cố thỏa mãn các khát khao bản năng. Tuy vậy, sự khao khát quá độ lại trở thành khiếm khuyết, và dính mắc, thậm chí tình yêu cũng là nguồn gốc gây nên đau khổ. May thay, Đức Phật đã phát hiện ra bát chánh đạo, cách thức để dập tắt những ngọn lửa khát khao để có thể đạt tới Niết Bàn, trạng thái tâm giác ngộ khi được an lạc, thông suốt, trí tuệ và từ bi. Nhà văn Tào Tuyết Cần đã minh họa lý thuyết Phật giáo này cho rằng tình yêu là thiếu sáng suốt trong một trong các tác phẩm kinh điển Trung Hoa "Hồng Lâu Mộng". Ở cốt truyện phụ, Giả Thụy đem lòng yêu Vương Hy Phượng, cô này bày trò đùa giỡn và sỉ nhục anh. Anh ta bị giằng xé giữa yêu và hận, nên một vị đạo sĩ cho anh gương thần kỳ có thể giúp anh chữa hết bệnh với điều kiện anh không được nhìn vào mặt trước gương. Nhưng mà anh này lại nhìn vào mặt trước. Anh ta thấy Vương Hy Phượng trong đó. Linh hồn anh ta bước vào gương và bị dây xích sắt kéo lôi đi và chết. Không phải tất cả Phật tử đều nghĩ như vậy về tình yêu lãng mạn và sắc dục, những bài học của câu chuyện là sự dính mắc thường dẫn đến bi kịch, và nên tránh, cũng cần tránh luôn gương thần kỳ gì đó.

Tình yêu giúp ta vượt qua chính bản thân mình. Ta hãy kết thúc bài này tích cực hơn một chút. Triết gia người Pháp Simone de Beauvoir cho rằng tình yêu là khao khát được hòa nhập với nửa kia và điều này đem lại ý nghĩa cho cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, bà ấy ít quan tâm đến lý do tại sao chúng ta yêu mà lại thích thú hơn với việc làm thế nào để yêu thương tốt hơn. Bà ấy thấy rằng vấn đề với tình yêu truyền thống là nó quá hấp dẫn cho đến nỗi chúng ta biến nó thành lý do duy nhất để tồn tại. Tuy vậy, việc phụ thuộc người khác để biện minh cho sự tồn tại của mình có thể dễ dàng dẫn đến sự buồn chán và trò chơi quyền lực. Để tránh cái bẫy này, Beauvoir khuyên ta nên yêu thương chân thành, giống như bạn bè hơn, một tình bạn lớn. Các cặp đôi ủng hộ lẫn nhau việc khám phá bản thân, vượt qua giới hạn bản thân, và làm phong phú cuộc sống của họ và cả thế giới này nữa. Mặc dù có thể ta không bao giờ biết tại sao mình lại yêu ai đó, nhưng ta chắc rằng đó là vòng quay cảm xúc. Ta cảm thấy sợ và thấy hưng phấn. Nó làm ta đau khổ và giúp ta thăng hoa tâm hồn. Có thể ta đánh mất chính mình. Và có thể tìm được chính mình. Tình yêu có thể làm ta đau lòng nhưng cũng có thể đó là điều tuyệt vời nhất trong đời. Vậy bạn có dám tìm hiểu thế nào là học cách yêu thương không?

Định nghĩa của thầy Thích Nhất Hạnh về: “Học cách yêu thương.”

Yêu thương một cách chánh niệm khởi nguồn bằng 4 yếu tố cốt yếu: yêu thương người khác bắt đầu từ việc yêu thương chính mình, Tình yêu chính là sự thấu hiểu, Sự thấu hiểu sẽ mang lại lòng trắc ẩn, và lắng nghe sâu sắc kết hợp với lời nói yêu thương chính là cách để thể hiện tình yêu của chúng ta. “How to Love” đã chứng minh được rằng khi chúng ta cảm thấy gần gũi hơn với những người thân yêu của mình, chúng ta cũng sẽ cảm thấy kết nối hơn với thế giới nói xung quanh.

Cuốn sách ngắn gọn gồm nhiều chương với chủ đề rõ ràng mà sâu sắc khiến người ta kinh ngạc. Qua đó, bạn đọc tự tìm được thông điệp ý nghĩa gắn với câu chuyện của riêng mình. Và sau đây là những bài học Seo tâm đắc sau khi đọc cuốn sách.

1. Chúng ta đều trải qua những sai lầm trước khi học được cách để yêu thương, bao gồm cả việc tự tổn thương chính mình.

Nếu như chúng ta bị đặt vào hoàn cảnh lớn lên mà không được yêu thương vô điều kiện, chúng ta sẽ không hiểu thế nào là yêu thương thật sự. Điều này dẫn đến những quan niệm sai về yêu, hành xử không đúng đối với tình yêu. Những lỗi lầm đó đến từ việc ta chưa được giáo dục, chưa được trải nghiệm đầy đủ về yêu thương chứ không phải do ta muốn làm tổn thương một ai đó. Từ đó ta chấp nhận sai lầm là điều tất yếu xảy ra để dạy cho chúng ta những bài học.

2. Muốn dành tình yêu thương cho một người, trước hết ta phải hiểu người đó.

Hãy hỏi người bạn thương về những khó khăn, nỗi đau mà họ đang chịu đựng, những mong ước sâu thẳm và đặc biệt điều gì khiến họ hạnh phúc…Và trong lúc lắng nghe câu trả lời hãy thật sự hiện diện trong giây phút hiện tại, lắng nghe với lòng thấu cảm rồi chia sẻ sự cảm kích của bạn đối với họ để người đó có cơ hội được cởi mở tấm lòng mình. Ví dụ như khi đối phương bị phân tâm hoặc lo lắng, bạn giúp họ bằng cách hướng họ chú ý đến vẻ đẹp của thế giới xung quanh: đi bộ, ăn uống, trò chuyện, ngắm cảnh, quan sát những điều dễ thương bé nhỏ,… để họ cảm thấy thả lỏng và dễ chịu khi có bạn là chỗ dựa tinh thần. Sự có mặt của bạn là phương thuốc diệu kỳ giúp giảm bớt sự đau khổ cho tâm trí bận rộn của họ. Chính sự hiện diện như vậy là một món quà mà bạn có thể tặng cho bất kỳ ai, nó không hề tốn phí vả lại còn đem tới cho người khác niềm vui. Và hãy luôn ghi nhớ rằng: “Every person is a world to explore.”- Trong mỗi người đều chứa đựng một thế giới để chúng ta khám phá. Đó chính là cách bạn học yêu thương một người.

3. Những đặc điểm chính của học cách yêu thương.

Tình yêu trong quan niệm của thầy không chỉ dừng lại ở tình yêu. Đó còn là tình thân: tình cảm gia đình, anh em; tình thương bạn bè và tình người trong xã hội.

Mỗi người sẽ có những định nghĩa cho riêng cho mình về việc thể hiện sự yêu thương đối với một ai đó. Nhưng hãy đảm bảo rằng tình yêu của bạn bắt đầu bằng niềm vui, sự chăm sóc âu yếm, sự động lòng trắc ẩn và niềm an yên trong tâm hồn. Khi đồng thời giác ngộ được 4 yếu tố nền tảng này, chính là lúc tình yêu được nuôi dưỡng một cách tự nhiên trong con người chúng ta.

4. Chúng ta bắt đầu hành trình yêu thương bằng tình yêu bản thân.

Yêu thương chính mình đi cùng với việc thực hành tâm linh. Ngài dùng từ “karuna” thuật ngữ để mô tả những đau khổ với chính mình, với người khác. Bắt đầu bằng việc chấp nhận mình, thấu hiểu những tổn thương. Đây là hành trình ta làm việc với chính mình: kết nối với bản thể bên trong và tự chữa lành chính mình. Bởi chính bạn mới là người tự chấm dứt được những đau khổ. Thấu hiểu bản thân là hành trình suốt đời và nó cũng song hành với việc chia sẻ yêu thương cho những người xung quanh. Thế nhưng phải đủ sáng suốt để nhận ra rằng yêu thương bản thân còn để giúp chúng ta không bị dựa dẫm, kỳ vọng vào tình cảm đến từ người khác.

5. Làm thế nào để nuôi dưỡng tình yêu?

Đức Phật từng dạy rằng, không gì có thể tồn tại nếu không có thức ăn, tình yêu cũng vậy. Nếu bạn không biết cách nuôi dưỡng tình yêu của mình, nó sẽ chết. Khi chúng ta học cách nuôi dưỡng tình yêu của mình hàng ngày, tình tình yêu sẽ dài. Ngài dạy ta nuôi dưỡng tình yêu cách ý thức rõ về những gì chúng ta đang tiêu thụ. Nó không đơn thuần là chất dinh dưỡng mà ta ăn hàng ngày. Trên thực tế, có 4 loại thực phẩm mà ta tiêu thụ: “edible food” – thực phẩm ăn được – những gì chúng ta có thể đưa vào miệng để nuôi dưỡng cơ thể; “sensory food” – thực phẩm cảm giác – những gì chúng ta hấp thụ bằng giác quan: ngửi, nghe, nếm, nhìn, chạm vào và cảm nhận; “volition” – hành động – động cơ và ý định thúc đẩy chúng ta; và “consciousness” – ý thức – bao gồm ý thức cá nhân, ý thức tập thể và môi trường xung quanh.

Ta ý thức được rằng mọi sự tác động từ bên ngoài đều ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định của mình. Chúng ta hấp thụ và phản ảnh thế giới xung quanh. Giống như những đứa trẻ khi được lớn lên trong gia đình hoặc cộng đồng nơi có văn hoá thấu hiểu và nhân ái với nhau, chúng sẽ tự nhiên trở nên hòa bình và yêu thương hơn. Chúng sẽ hiểu thế nào là quan tâm và sống một cách tử tế.

 

Ngoài ra còn rất nhiều bài học nữa ẩn chữa trong cuốn sách để chờ bạn đọc khám phá. Mong rằng những đúc rút quý giá này sẽ giúp bạn bắt đầu hành trình yêu thương của mình một cách bền vững và có giá trị.

Cám ơn bạn đã đón đọc!

Cuốn sách này phù hợp với tất cả mọi người bởi nó giúp ta khai sáng về chân lý và bản chất của tình yêu. “True love is like the sun, shining with its own light, and offering that light to everyone.” – Tình yêu đích thực giống như mặt trời, tự mình tỏa sáng và chiếu ánh sáng đó đến tất cả mọi người.

Hiện tại cuốn sách đang được bán tại The Bookshelf Hanoi.

 Tags:
book